6/10/11

Y học cổ truyền - Cỏ mần trầu

By
Tên khác: cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, tkhô cứng tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo. Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaerth.f., họ lúa (Poaceae)

Tên khác: cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, tkhô nóng
tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo. Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaerth.f., họ lúa (Poaceae)

Cây thuộc thảo, sống hàng năm, cao từ 20 - 90 cm, có rễ mọc khoẻ; thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau đó mọc thẳng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngọn, có 5 - 7 nhánh dài mọc toả tròn đều ở đầu cuống chung, có thêm 1 - 2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới. Mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có 3 cạnh. Cây mọc hoang ở nhiều nơi.

Bộ phận dùng: Thu hái toàn cây, dùng ở dạng tươi hay khô.

Thành phần hóa học: Phần trên mặt đất có chứa dẫn chất của bê ta sitosterol và palmitoyl; cành và lá tươi có flavonoid.

Tính vị, công năng: Mần trầu vị ngọt hơi đắng, tính bình, có công dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm trừ thấp, cầm máu, tán ứ và mát gan. Liều lượng: 16 - 20 g khô hoặc 40 - 100g tươi, dạng thuốc sắc hay hoàn, thường dùng phối hợp với các vị khác.

Công dụng: Mần trầu được nhân dân dùng làm thuốc chữa tăng huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, tiểu tiện vàng và ít. Phụ nữ có thai có hoả nhiệt gây đại tiện khó
, buồn pnhân hậu, động thai, nhức đầu nôn mửa và tức ngực. Trị mụn nhọt và các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi.

Một số đơn thuốc có mần trầu:

Bài 1:  Chữa tăng huyết áp: dùng cây tươi 500g, rửa sạch sẽ, giã nát, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội. Lọc qua vải và vắt lấy nước cốt, thêm ít đường cho đủ ngọt. Uống 2 lần, sáng và chiều.

Bài 2:  Đề phòng viêm màng não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g sắc uống trong ngày. Uống liền 3 ngày, nghỉ 10 ngày, sau đó lại uống tiếp 3 ngày nữa.

Bài 3Chữa sốt cao co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600 ml nước, còn 400 ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.

Bài 4:  Mần trầu cũng một vị thuốc trong toa thuốc chủ công: cỏ tranh 8g, rau má 8g, cỏ mực 8g, cam thảo đất 8g, ké đầu ngựa 8g, mần trầu 8g, gừng tươi 2g, củ sả 4g, trần bì
4g. Tác dụng của mần trầu trong đơn là giải độc, an thai, tkhô nóng
nhiệt. 

Bài 5:  Chữa viêm da, vàng da:  Cỏ mần trầu tươi  60g.  Rễ cây tổ kén đực (1 loài cây dó)  30g. Sắc uống.

Bài 6:  Chữa thấp nhiệt, hoàng đản: Cỏ mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Sắc uống

Bài 7:  Chữa viêm tinh hoàn; Cỏ mần trầu  60g. Cùi vải 10 cùi.  Sắc uống.

Bài 8:  Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít. Mần trầu 16g,Cỏ tranh 16g.  Sắc uống.

Lưu ý: Bài thuốc số 5,6,7,8 dùng đến khi bệnh thuyên giảm thì dừng.

  Tiến sĩ Nguyễn Ðức Quang

0 nhận xét:

Đăng nhận xét