Bạch đậu khấu là loại cây thảo cao khoảng 2-3m. Thân rễ nằm ngang to bằng ngón tay. Lá hình dải, mũi mác mặt trên nhẵn, dưới có vài lông rải rác bẹ lá nhẵn, có khía. Cụm hoa mọc ở gốc của thân mang lá, mọc bò, mảnh, nhẵn, bao bởi nhiều vảy chuyển dần thành lá bắc ở phía trên, lá nhanh rụng. Cuống chung của cụm hoa ngắn, hoa màu trắng tím, có cuống ngắn, có 3 răng ngắn.
Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc ở các vùng miền núi có khí hậu lạnh. Trong nhân dân thường dùng hạt làm gia vị. Bộ phận dùng làm thuốc là quả gần chín, thu hái về phơi khô. Dược liệu có hình cầu dẹt, có 3 múi, đường kì lạh 1-1,5 cm. Mặt ngoài vỏ màu trắng, có một số đường vân dọc, nhiều khi còn sót cuống quả. Vỏ quả khô dễ tách. Mỗi quả có 20 - 30 hạt, gọi là khấu mễ hoặc khấu nhân, hạt chứa nhiều tinh dầu. Mùi thơm, vị cay.
Bạch đậu khấu.
Một số đơn thuốc dùng bạch đậu khấu:
Trị bụng đau do lạnh: Bạch đậu khấu 6g, hậu phác 8g, quảng mộc hương 4g, cam thảo 4g. Tất cả đổ 500ml nước sắc uống ngày 3 lần, uống thuốc còn ấm, dùng liền 3 ngày.
Chữa bụng đầy trướng do lạnh: Bạch đậu khấu 6g, hậu phác, thương truật, vỏ quýt, mỗi vị 3g. Đổ 400ml chia 3 lần uống trong ngày dùng liền 3 ngày.
Bụng sôi, buồn nôn, nôn mửa: Bạch đậu khấu 3g, trúc nhự 9g, đại táo 3 quả, gừng tươi 3g. Giã nát gừng, ép lấy nước. Các dược liệu khác sắc với 200ml nước còn 50ml, uống với nước gừng.
Trị đờm lạnh tích ở dạ dày gây nôn mửa: Bạch đậu khấu 12g, bán hạ 10g, quất hồng 8g, bạch truật 10g, phục linh 10g, gừng sống 3 lát, nước toàn diện, sắc còn 1/3, uống ấm trước hoặc sau bữa ăn 1 giờ.
Trị tỳ vị hư hàn, tiêu hóa không tốt, buồn nôn, nôn, ợ hơi: Bạch đậu khấu 20g, nghiền thành bột, thêm 1 thìa nước gừng sống làm hoàn. Mỗi lần uống 1-4g, chiêu với nước đun sôi. Hoặc: Bạch đậu khấu 6g, hoắc hương 12g, vỏ quýt 6g, gừng sống 8g. Sắc uống.
Giải rượu: Bạch đậu khấu bột 4g, hãm với nước uống. Hoặc: Bạch đậu khấu 5g, cam thảo 5g. Sắc uống.
Lưu ý: Không dùng cho người có cơ địa nhiệt, đi tiêu khó, thiếu máu.
BS. Nguyễn Thị Nga
0 nhận xét:
Đăng nhận xét