3/9/13

Y học cổ truyền - Hồ tiêu tốt cho tiêu hóa

By
Cây tiêu còn tên khoa học là Piper Nigrum L, là gia vị rực rỡ
của vùng Đông Nam Á.
Cây tiêu còn tên khoa học là Piper Nigrum L, là gia vị rực rỡ
của vùng Đông Nam Á. Tùy theo cách chế biến mà có tiêu đen hay tiêu sọ. Tiêu đen là những trái hái khi còn xanh hay gần chín rồi phơi khô, lớp vỏ ngoài nhăn nheo màu đen. Tiêu sọ là những trái thu hái lúc thật chín, cho vào rổ, ngâm trong nước vài ba ngày rồi vớt lên, chà bỏ vỏ ngoài, phơi khô.

Thành phần hóa học: trong hồ tiêu có tinh dầu từ 1,5- 2,2% muối khoán thùg, cellulose và ancaloide piperin. Theo Đông y, hồ tiêu vị cay, tính rất nóng, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và đại tràng; có tính năng
hạ khí tiêu đờm, chữa đau bụng bỗng ngột, lạnh tay chân, nôn mửa, tiết tả, dịch tả, trúng hàn vùng tim, suyễn, đờm tắc quyết lãnh, sát khuẩn, tiêu độc. Liều dùng: 2-4g dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Sau đây là một số phương thuốc
có hồ tiêu trị bệnh đường tiêu hóa.

- Trị chứng ngũ tạng phong hàn, nôn ói (bị lạnh bụng gây nôn ói): dùng hạt tiêu 30g ngâm trong 1 lít rượu. Trước khi ăn uống 1-2 ly nhỏ ( 5-10 thìa cà phê).

- Trị buồn nôn không ăn được:

hạt tiêu 15g, bán hạ 15g. Hai thứ ngnhân từ
thành bột, giã gừng cho thêm ít nước vắt lấy nước gừng hòa vào 2 loại bột trên rồi viên to bằng hạt đậu nành. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước gừng loãng.

- Nếu nôn nhiều ngày không dứt dùng 1g bột hạt tiêu, 30g gừng sống thái lát sấy khô, ngnhân từ
thành bột. Hai thứ trộn đều cho vào 200ml nước, sắc còn 100ml, chia uống 3 lần trong ngày lúc còn ấm.

- Trị thương hàn, ho ngược lên, khí lạnh nhiễm vào dạ dày: hạt tiêu 30 hạt đập dập, xạ hương 2g, rượu 200ml. Sắc còn 100ml. Uống nóng.

- Trị đau dạ dày: táo tàu 7 trái bỏ hạt, 7 hạt tiêu sọ cho vào ruột táo tàu, buộc lại đem chưng cách thủy cho nhừ rồi ngnhân từ
nát, viên bằng hạt đậu xanh.Mỗi lần uống 7 viên với nước ấm. Nếu thấy dạ dày nóng và đói thì ăn cháo.

- Chữa bệnh thổ tả (miệng nôn trôn tháo): dùng 49 hạt hồ tiêu, 150 hạt đậu xanh, cả hai ngnhân từ
bột, trộn đều. Mỗi lần uống 3g với nước canh đu đủ.

Lưu ý: Không nên dùng nhiều vì sẽ phát mụn nhọt, độc cho ngũ tạng và mờ mắt. Những người âm suy có hỏa nhiệt thì cấm dùng. Khi có hiện tượng phản ứng không tốt do ăn nhiều thì nấu đậu xanh ăn để giải độc.

Lương y Nguyễn Minh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét