Cây hoa hiên. |
Một số phương thuốc
thường dùng :
- Hoa: Từ lâu hoa hiên hầm với thịt gà là món ănkhác thường
trong mâm cỗ ngày giỗ, tết. Canh hoa hiên có tính năng
bổ dưỡng, giải nhiệt, cầm máu, mạch dạ dày, lợi tiểu. Theo Thập tam phương gia giảm của Tuệ Tĩnh, đàn bà có thai hàng ngày ăn đều đặn canh hoa hiên và uống nước sắc rễ cây gai 30g để chữa động thai. Để cầm máu trong trường hợp chảy máu cam, lấy hoa hiên rửa sạch sẽ, giã nát, thêm nước, gạn uống, dùng bã nút vào lỗ mũi.
- Rễ: cây hoa hiên 15g để tươi, rửa sạch sẽ, giã nhỏ, thêm nước, chắt lấy nước đặc (khoảng một bát), hòa một ít mật ong để uống chữa chứng chảy máu cam do nhiệt, dùng và rễ hoa hiên giã đắp chữa mụn nhọt.
- Lá: Lá cây hoa hiên dùng tươi cũng có tính năng
cầm máu: Cách chế biến và cách dùng như hoa.
- Chữa kinh nguyệt không đều: hoa hiên 15g, ích mẫu thảo 12g, ngảI cứu 12g, rễ củ gai 20g. sắc uống ngày một thang chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 7 ngày.
- Chữa đái buốt đái rắt: Rễ hoa hiên 15g, mã đề 12g, râu ngô 12g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần uống trong ngày uống liền 5-10 ngày.
- Chữa bốc hỏa ở đàn bà mãn kinh: Hoa hiên 10g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.
- Chữa mất ngủ: Hoa hiên 12g, lá dâu tằm 20g, lá vông nem 10g. Nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc đem hoa hiên phơi khô trong râm, sao qua lửa, hằng ngày hãm uống thay chè.
- Tắc tia sữa: hoa hiên 12g, bồ công anh 40g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng liền 7 thang.
Chú ý: Không dùng hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc.
Bác sĩ Trần An
0 nhận xét:
Đăng nhận xét